Đà Nẵng Xưa Qua Hơn 100 Bức Ảnh Cũ Hiếm

Đà Nẵng được xem như “Yết hầu của vùng Thuận Quảng”, Quảng Nam với ý nghĩa rộng là vùng đất mở rộng về phương Nam, cùng với sự kiện năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Cư dân đầu tiên ở đây là cư dân Sa Huỳnh.

Tourane là tên của Đà Nẵng trong thời Pháp thuộc. Do sức ép của Pháp, năm 1888 vua Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ nhượng Đà Nẵng (Hà Nội và Hải Phòng ) bao gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây, thường gọi là “ngũ xã”. Bộ máy cai trị do viên Đốc lý người Pháp đứng đầu và các cơ quan giúp việc.

Theo đó các phố tây và công sở phần lớn nằm trên các trục đường chính như Quai Courbet (Bạch Đằng), Jules Ferry nối dài Rue de Musée (Trần Phú ), Francis Garnier nối dài Marc Pourpe (Lê Lợi và Phan Châu Trinh) và khu dân cư bản xứ ở phía tây.

Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu chocola nỗi tiếng lúc bấy giờ (Chocolat Lombart) về cuộc kháng chiến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp – TBN. Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốc cháy trong cơn giao chiến.

Tranh vẽ Đà Nẵng 1860 của Gravure về một chợ tạm của người Pháp và TBN ở vùng tạm chiếm trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Chợ tạm được hình thành chỉ trong vòng hơn một năm khi liên quân Pháp -TBN nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858… Qua bức tranh cho thấy những người buôn bán ở chợ này là người châu Âu và một vài người Trung Hoa. Hàng hóa rất ít dường như là khoáng sản, lâm sản quý, ngọc trai…

Tranh vẽ Đà Nẵng xưa ở bến tàu Courbet với những xe kéo của người bản xứ phục vụ một cặp vợ chồng người Âu. Dưới sông là những chiếc ghe bầu đang cập cầu tàu để buôn bán, bốc dỡ hàng hóa (cầu tàu này là tiền thân của chiếc cầu chữ T trước mặt UBND thành phố hiện nay).

Trên đường Courbet 1912 . Xe chở nước, có lẽ họ lấy nước sạch từ sông Hàn để phân phối cho cư dân lân cận.

Vua Thành Thái vi hành Đà Nẵng bằng tàu Hỏa (người đang dắt một Hoàng tử từ tàu hỏa bước xuống). Bên dưới là những cận thần lo việc bảo vệ. Trông dáng vua có chiều cao rất khiêm tốn (điều nầy phù hợp với sử sách).

Thuyền của nhà vua đi thăm cửa Hàn.

Đà Nẵng, đón rước vua Thành Thái đi kinh lý và thăm một ngôi chùa. Ảnh cho thấy binh lính tất bậc với cờ, kiệu, lọng, dù. Hộ giá đức Vua. Cổng ngôi chùa này giống với chùa An Long (một ngôi chùa cổ, tọa lạc gần cổ viện Chàm- có trong album nầy).

Ga chính của Đà Nẵng xưa, được xây dựng vào năm 1905 trên đường Lagtie (nay là đường Hải Phòng), Gare principale de Tourane – Old.

Đường rail hỏa xa và Ga phụ chạy dọc sông Hàn. Tàu hỏa chuyển hàng hóa và khởi hành tại đây. Tàu chạy bằng than, phun khói mù mịt, thỉnh thoảng có kèm theo tro lửa nên dân ta quen gọi “tàu lửa”.

“Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa”.

Tàu lửa từ Đà Nẵng đi Huế. Những nhân viên hỏa xa đang tất bật cho chuyến khởi hành. Thị dân Đà Nẵng phần lớn đi chân đất, nam nữ đều đội nón lá có vành rộng, đi hoặc đứng đều có thói quen chắp tay phía sau!

Hỏa xa ở Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng ngày nay).

Cầu Nam Ô (chủ yếu phục vụ tàu lửa, ô tô chỉ đi “ké”).

Cầu Nam Ô, một cây cầu đẹp, không thua gì cầu Tràng Tiền ở Huế. Vùng này có sản phẩm nước mắm và món gỏi cá rất nổi tiếng – Liên Chiểu Đà Nẵng (old photo)

Đường hầm tàu lửa Hải Vân Đà Nẵng – Huế được hoàn thành vào năm 1906 với sức người là chính. Đã có hàng trăm phu phen bỏ mạng khi đường hầm được hoàn thành. Tàu chạy qua đây mỗi ngày chỉ có 2 chuyến nên “Sếp hầm” thả chó đi rông và ngồi chơi luôn ở đây!

Đèo Hải Vân (old) với đường đèo rất hẹp chỉ đủ cho xe lưu thông một chiều nên phải chờ rất lâu. Đường đèo hẹp lại quanh co hiểm trở, không có lan can phòng hộ như bây giờ!

Những công nhân điện tín đầu tiên của Đà Nẵng vào năm 1906. Có tên gọi nôm na là nhà dây thép ! Tiền thân của Bưu điện Đà Nẵng bây giờ! VNPT Đà Nẵng nên tìm con cháu của những người nầy để sử dụng…cũng là cách trả ơn tiền nhân.

Những ngư dân đánh cá đầu tiên ở Đà Nẵng- Những tiền hiền nghề biển của các ngư dân Sơn Trà ngày nay( hữu ngạn sông Hàn ), trông họ rất khỏe mạnh, vạm vỡ và đen nắng. Ảnh chụp cho thấy sinh hoạt, nhà cửa chủ yếu bằng tranh tre, có mái rất thấp để tránh bão tố khắc nghiệt thường xuyên của vùng nầy.

Tòa Thị chính (cũ) – sưu tầm từ bưu thiếp.

Quai Courbet ngày xưa nơi có tuyến đường sắt đi Huế.

Bến Sông Hàn (Tourane).

ourane – bến tàu Courbet (đoạn ngả ba Bạch Đằng – Quang Trung bây giờ)

Thương lượng giữa các quan chức bản xứ và thương nhân thuyền buôn nước ngoài. Người ngồi kiệu, lọng che, với râu dài có lẽ tương đương chức Chủ tịch UBND thành phố bây giờ – Tourane 1749 by Charles Fouqueray – (đây có lẽ là bức tranh xưa nhất về Đà Nẵng)

Khách sạn MORIN de Tourane (do anh em nhà Morin) ở Đà Nẵng ngày xưa sáng lập. Nay là Khách sạn Bạch Đằng (Morin có một chuỗi các khách sạn tại Việt Nam gồm Huế – Đà Nẵng và Bà Nà )

Đường Độc Lập 1965. Nơi đây có rạp chiếu phim Kinh Đô.

Bến sông Bạch Đằng 1964.

Ngư dân cào nghêu ở bãi biển Thanh Bình 1960

Buổi sớm ở Thọ Quang.

Làng Thanh Khê xưa (ven đường xe lửa) Nhà cửa thấp, hầu hết bằng tre, lợp lá hoặc rơm rạ.

Đường Bạch Đằng 1963.

100 năm trước Jules Ferry và nay là đường Trần Phú, con đường sầm uất của Đà Nẵng ngày nay. (Tòa nhà lớn là bệnh viện quân đội Pháp)

Trong lịch sử đạo Thiên chúa ở Việt Nam, Đà Nẵng là vùng đất truyền giáo thuộc loại sớm nhất. Hồi đầu, cả thành phố chỉ có một nhà thờ trong khu vực thành Điện Hải do quân Pháp chiếm đóng (ảnh trong album này). Năm 1923 nhà thờ chính tòa mới được xây dựng trên Rue du Mussé. Bức ảnh này cho thấy giáo dân Đà Nẵng đang đón mừng Noel khi chưa có nhà thờ. Có lẽ tấm ảnh này được chụp vào những năm đầu của TK XX.

Nhà thờ Chánh tòa ( còn gọi nhà thờ Con Gà) do trên nóc có biểu tượng con gà trống Gaulois. Nhà thờ nằm trên Rue du Mussé (đường Trần Phú ngày nay)

Nhà thờ Chánh tòa – ảnh chụp 1925.

Bên trong nhà thờ Chánh tòa xưa. Người có râu dài có lẽ là cha cố đạo Vallet, người phác thảo tổng thể về kiến trúc của ngôi nhà thờ này.

Bên trong nhà thờ Tourane (nhà thờ chính) trong ngày lễ trọng 14 tháng 9 năm 1924.

Đường Bạch Đằng ( rue Courbet ) – Trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L’U.C.I.A) lập năm 1904- Về sau là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ trước 1975 – Sau năm 1975 là nhà trưng bày chứng tích tội ác ĐQM – Ngày nay là tòa nhà khách sạn Indochina River side – Ảnh cho thấy đây là con đường trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nơi có bến tàu, đường hỏa xa và các tòa nhà lớn của các công ty thương mại. Một chiếc Renault 1927 của hãng Staca đang chở khách trên đường. Phía xa là những chiếc xe kéo và những cư dân lao động buôn gánh bán bưng trên vỉa hè. – OLD

Trại lính Pháp xưa- BCH Thành Đội Đà Nẵng bây giờ

Tòa Thị Chính Đà Nẵng 1970.

Tòa Thị Chính và trụ sở Cty Shell xưa – Tòa nhà làm việc của UBND & HĐND thành phố Đà Nẵng bây giờ

Chợ Cồn – Được xây dựng những khoảng năm 1940, trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố, nơi đây nguyên là bãi phóng uế công cộng nằm trước Kho Đạn, cồn đất này sau đó được san bằng để làm ngôi chợ. Đây là ngôi chợ vào loại lớn, buôn bán sầm uất của Tp Đà Nẵng. Năm 1984 chính quyền thành phố đã cho xây lại chợ với tên là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Chợ Cồn. Ảnh cho thấy cổng chợ nằm trên mặt tiền đường Khải Định (Ông Ích Khiêm bây giờ).

Chợ Cồn, Đà Nẵng 1949.

Chợ Cồn, Đà Nẵng

Bên trong chợ Cồn.

Đà Nẵng 1945 – Trước chợ Hàn.

Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng xưa.

Chùa Vu Lan xưa, một ngôi cổ tự. Ngày nay chùa tọa lạc tại 84 Núi Thành, quận Hải Châu, tp. Đà Nẵng.

Tòa nhà này hiện nay vẫn còn giữ được kiến trúc như ban đầu (đường Bạch Đằng)

Nhà thờ và bệnh viện trong khuôn viên thành Điện Hải xưa.

Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 (Minh Mạng) theo kiểu vauban, có thành cao 12 mét, nơi đây vào năm 1858 đã xẩy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân dân Đà Nẵng (do Thống chế Lê Đình Lý, rồi đến Thống chế Nguyễn Tri Phương chỉ huy) với liên quân Pháp – Tây Ban Nha. Nhà thờ và Bệnh viện xưa (trong ảnh) được xây trên nền của thành Điện Hải – Ngày nay nhà thờ không còn nữa. Phần đất thấp, kế nhà thờ, nay là Công viên Phần mền và thành Điện Hải đang được trùng tu. Tại khu vực nầy khi xây dựng, người ta đã phát hiện nhiều loại vũ khí xưa.

Trẻ con trên vùng cát _ Sơn Trà ngày xưa! Không áo, không quần. Suốt ngày rông chơi trên cồn cát.

Đà Nẵng – lớp tiền bối.

Những người thợ điêu khắc gỗ ở làng Kim Bồng xưa – Những nghệ nhân tài hoa đất Hội An (Faifoo-Tourane)

Khách sạn Bưu chính và Điện tín trên đường Courbet (nay là Bạch Đằng) – Tòa nhà này mới đây đã bị phá bỏ và thay vào đó là một khách sạn cao tầng trên đường Bạch Đằng

Ngã tư Republique – Ferry – OLD (Hùng Vương – Trần Phú bây giờ)

Đường Courbet.

“Ai đi trên đường cái Quan !” Route Mandarine – Nay là Quốc lộ số 1A, là con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam – ảnh chụp năm 1908

Ải Vân Quan – chốt chặn quan trọng trên đường ra kinh thành Huế.

Một “ông Ba mươi” săn được ở chân núi Ải Vân.

Núi Ngũ Hành Sơn (ảnh chụp cách đây ngót 100 năm) với quang cảnh chùa cổ Tam Thai

Ngũ Hành Sơn (hòn Hỏa Sơn) – Ngày xưa, núi đá “chìm” dưới những đụn cát.

Xẻ đá ở Ngũ Hành Sơn ! Rất may chính quyền đã có chủ trương cấm khai thác đá ở đây từ năm 1998, nếu không thì đến nay chắc chỉ còn “nhị hành sơn” cũng nên!

Đình làng Phước Ninh xưa ( đường Lê Đình Dương). Xưa kia nơi đây nhà tranh vách đất, dân thưa thớt. Cư dân sống bằng nghề làm muối, trồng trọt.

rue Republique – Nay là đường Hùng Vương.

Đường Champeaux về sau đổi là Republique, nay là Hùng Vương – Khu vực trong ảnh bên trái là chợ vườn Hoa, nay là khu đất “vàng” đang xây dựng bãi đổ xe ngầm và khu đất bên phải là khu triễn lãm 84 Hùng Vương nay cũng đang được xây dựng thành khu cao ốc của thành phố Đà Nẵng.

Đường Hà Nội xưa! nay là đường Hùng Vương, con đường buôn bán sầm uất nhất nhì Đà Nẵng.

Đà Nẵng xưa.

Nhà thông tin *đường Hùng Vương ngày nay.

Trụ sở của ủy viên cộng hòa thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng – Tòa nhà nằm ở góc ngả tư Yên Bái – Hùng Vương bây giờ

Đình làng An Hải.

Rạp hát Hòa Bình về sau được xây dựng lấy tên nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh * trên đường Phan Châu Trinh- Old.

Nhà hàng trên bến Bạch Đằng trước 1975 – OLd.

Chà Và Ấn Độ- Những thương nhân nước ngoài có cửa hiệu tại Đà Nẵng (Chủ yếu buôn bán vải)

Đường làng.

Đình làng Hải Châu 1950 (ảnh sưu tầm). So với đình làng Hải Châu ngày nay đã khác rất nhiều! Rất tiếc! – Old photo –

Đình làng Hải Châu, chụp năm 1952. – Old photo- Nơi thờ tự các tộc họ, nguyên quán từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam bình Chiêm từ năm 1471 và định cư ở luôn lại đây. Những cư dân đầu tiên nầy và con cháu họ đã có công lớn trong việc hình thành thành phố Đà Nẵng như ngày nay.

Bàn tay của kẻ Sĩ thời xưa, với những móng tay rất dài, để chứng tỏ họ là tầng lớp trên, không phải lao động vất vả. Vì vậy có câu thơ rằng: “Nhất Sĩ, Nhì Nông Hết gạo chạy rông Nhất Nông, Nhì Sĩ”

Hội đồng kỳ mục của làng – Các cụ chuyên “ăn trên, ngồi trước”.

Bờ đông sông Hàn trước năm 1985 Vietnam — Image by © moodboard -Old

Ga Chợ Hàn (Gare de Tourane Marché) ( Old photo ) được xây dựng trong những năm 40, nhằm thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa đi các nơi trong nước. Đến những năm 90 ga nầy bị phá bỏ để làm con đường Bạch Đằng đẹp như ngày nay.

Đà Nẵng – Những năm 80 vẫn còn nhà ga phụ.

Viện Bảo tàng Cham được lập vào năm 1919. Bức ảnh nầy cho thấy thời kỳ nầy chưa có bảo tàng Cham. Những hiện vật được người Pháp tập trung về đây (vườn trưng bày) vào khoảng năm 1900 trong đó có vật linh, bò Nandin, con vật tín ngưỡng của người Cham – Old photo-

100 năm trước- Phòng Thương mại & Nông nghiệp thời Pháp thuộc- Old.

100 năm sau vẫn còn giữ kiến trúc cũ- present….Nhưng nay vừa mới bị đập phá vào tháng 12/2010 để xây trường mẫu giáo ABC !

Cercle de Tourane nay là CLB thanh niên, số 30 đường Bạch Đằng

Bưu điện Đà Nẵng xưa (old photo).

Kiệu quan lớn đi chơi Bà Nà.

Bà Nà xưa, một du khách bản xứ với áo dài, khăn đóng đang tần ngần dừng bước để tìm đường đi lên

Bà Nà xưa, đường đi phải qua nhiều “cầu khỉ”- “quan san” cách trở. Chỉ có những phu phen người Việt nầy mới đảm đương việc cán võng, gồng gánh cho khách tây mà thôi.

Đường lên Bà Nà!

Đường lên Bà Nà- phu phen phải gồng gánh hàng hóa cho người nước ngoài trong điều kiện đường sá cách trở.

Mỏ than Nông Sơn – old photo.

Tháp Chàm Bằng An (Điện Bàn – 1910).

Mỏ vàng Bồng Miêu “Từ ngày Tây lại cửa Hàn Đào sông Câu Nhí, đắp đàng Bồng Miêu” vè Quảng Nam – Đà Nẵng – old photo.

Đà Nẵng – Trận bão lớn năm 1916- Trên bến tàu Courbet cây cối gãy đổ, lác đác vài chiếc tàu bị chìm.

Trận bão lớn 1916.

Đường Bạch Đằng

Xử án – người có tội thời xưa bị “nọc” ra giữa công đường và bản án được thi hành ngay.

Diễn tuồng ngoài bụi chuối (Hình như để phục vụ nhiếp ảnh, vì lúc bấy giờ chưa có flash)

“Mát xa” cũng là nghề có sớm ở Đà Nẵng xưa ? ( old photo)

Một số cư dân Đà Nẵng xưa.

Phu kéo xe – Những cư dân lao động của Đà Nẵng xưa.- Old

Xe Dodge “nhà binh” được đóng thùng, cải tiến thành xe chở khách – Một phương tiện đi lại quen thuộc trên các tuyến Quế Sơn – Tiên Phước – Hiệp Đức – Đà Nẵng trước 1975- Nhiều xe trên tuyến đường nầy thường bị “dính mìn” tan tác – ảnh CORBIS –

Quân Pháp trở lại Đà Nẵng 1946- Diễu binh trước Tòa Thị chính.

(Sưu tầm)

Bản đồ du lịch Đà Nẵng cập nhật mới nhất 2022

Lần đầu đến Đà Nẵng, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi, trải nghiệm… Bản đồ du lịch Đà Nẵng chính là ‘’kim chỉ nam’’ mà bạn nên bỏ túi để có chuyến đi thêm trọn vẹn, ý nghĩa.

Bản đồ du lịch Đà Nẵng mới nhất là cẩm nang đặc biệt cần thiết cho những người đang có kế hoạch đến Đà Nẵng nghỉ ngơi, trải nghiệm. Nhất là với những người lần đầu đến với thành phố xinh đẹp này. Không chỉ được hướng dẫn đầy đủ các địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng mà còn mang đến rất nhiều tiện ích khác. Cùng theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây để lựa chọn được hành trình phù hợp nhất.

1. Đôi nét giới thiệu về Đà Nẵng

  • Đà Nẵng nằm ở tọa độ từ 15°15′ đến 16°40′ vĩ độ Bắc, từ 107°17′ đến 108°20′ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. 
  • Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây cũng là thành phố, trung tâm lớn nhất thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Thành phố Đà Nẵng lớn thứ 3 của cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
  • Đà Nẵng là điểm du lịch nổi tiếng và được yêu thích trong tuyến du lịch “con đường di sản miền Trung”. Nơi đây  nằm gần các di sản thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
  • Thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận (Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 2 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa).
ban-do-du-lich-da-nang

Đà Nẵng được ưu ái với tên gọi “Thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam” (Nguồn: VnExpress)

2. Bản đồ hành chính của Đà Nẵng

Đà Nẵng bao gồm 6 quận và 2 huyện với tổng diện tích là 1285,4 km2. Trong đó, có 56 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 45 phường và 11 xã. Trừ quận Cẩm Lệ, toàn bộ các quận huyện còn lại đều giáp biển. Do đó, có rất nhiều địa điểm tham quan tại Đà Nẵng mà du khách có thể ghé qua nếu đến đây.

ban-do-du-lich-da-nang

Đà Nẵng bao gồm 6 quận và 2 huyện (Nguồn: VnExpress)

3. Bản đồ du lịch Đà Nẵng cập nhật mới nhất

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp nhất nhì cả nước, Đà Nẵng còn được biết đến với nhiều địa danh, khu du lịch Đà Nẵng được du khách đánh giá cao. Đến Đà Nẵng dù là lần đầu hay những lần tiếp theo, du khách nhất định không thể bỏ qua một số địa điểm có thể kể đến như:

  • Bãi biển Mỹ Khê: Là bãi biển nổi tiếng nhất, đẹp nhất và đông nhất tại Đà Nẵng.
ban-do-du-lich-da-nang

Bãi biển Mỹ Khê được mệnh danh là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh (Nguồn: VnExpress)

  • Khu du lịch Bà Nà Hill: Được đánh giá là tiên cảnh giữa đời thực, Bà Nà Hill là một địa điểm cực hot trong bản đồ các điểm du lịch Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với cây cầu vàng kích thước khổng lồ làm nên ‘’thương hiệu’’ phục vụ nhu cầu ‘’sống ảo’’ của mọi du khách.
ban-do-du-lich-da-nang

Cầu vàng được coi là điểm chụp ảnh mang tính biểu tượng của Đà Nẵng (Nguồn: VnExpress)

  • Suối khoáng nóng núi Thần Tài: Cùng nằm ở khu vực núi Bà Nà nên suối khoáng nóng núi Thần Tài là địa điểm được nhiều du khách ghé qua khi đến Đà Nẵng. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng thư giãn, đắm mình giữa thiên nhiên tươi mát, trái ngược với sự xô bồ, tấp nập của cuộc sống hàng ngày.
ban-do-du-lich-da-nang

Đến Đà Nẵng nhất định phải ghé thăm suối khoáng nóng núi Thần Tài (Nguồn: Sưu tầm)

  • Ngũ Hành Sơn: Bản đồ du lịch Đà Nẵng Hội An không thể không nhắc tới Ngũ Hành Sơn. Vừa nằm gần trung tâm thành phố, lại nằm trên cung đường đi Hội An nên nơi đây được nhiều người lựa chọn tham quan. 
ban-do-du-lich-da-nang

Ngũ Hành Sơn vùng đất địa linh nhân kiệt (Nguồn: Sưu tầm)

  • Cù Lao Chàm: Là một hòn đảo với nhiều cảnh đẹp mãn nhãn, nước biển trong vắt. Đến Cù Lao Chàm, nhất định nên thử ngắm ‘’đặc sản’’ san hô tuyệt đẹp ở đây nhé!
ban-do-du-lich-da-nang

Cù Lao Chàm nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ sinh thái biển gồm 950 loài thủy sinh (Nguồn: VnExpress)

  • Đèo Hải Vân: Với những người thích đi phượt, du lịch trải nghiệm ở Đà Nẵng thì đèo Hải Vân là địa danh không nên bỏ qua khi thăm thú các địa điểm tham quan ở Đà Nẵng.
ban-do-du-lich-da-nang

Đèo Hải Vân – Cung đường tuyệt tác của thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

  • Thánh địa Mỹ Sơn: Khá xa trung tâm thành phố, tuy nhiên thánh địa Mỹ Sơn cũng là một trong những nơi nên đến trong bản đồ du lịch Đà Nẵng Hội An nếu muốn khám phá kiến trúc độc đáo của dân tộc Champa xưa.
ban-do-du-lich-da-nang

Thánh địa Mỹ Sơn mang vẻ đẹp kỳ bí đầy cuốn hút (Nguồn: Sưu tầm)

  • Công viên Asia Park: Nổi tiếng với vòng quay mặt trời khổng lồ, công viên Asia Park là địa điểm lý tưởng để ngắm toàn cảnh thành phố biển từ trên cao cực kì hấp dẫn.
ban-do-du-lich-da-nang

Đừng quên trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh tại công viên Asia Park (Nguồn: VnExpress)

4. Bản đồ khách sạn tại Đà Nẵng

Chọn khách sạn khi đi du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lựa chọn được nơi lưu trú giúp kế hoạch du lịch của bạn thêm trọn vẹn, không lo lắng về chỗ ăn uống, nghỉ ngơi. Đồng thời bạn cũng có sự chủ động nhất định về kinh tế. Một số khách sạn nhận được đánh giá cao từ những người du lịch tại Đà Nẵng, bạn có thể tham khảo:

4.1. Khách sạn ở khu vực quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

4.1.1. Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 23 Đường Trường Sa, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng – Venice bên bờ biển là khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao, ghi điểm bởi lối kiến trúc tân cổ điển cùng khuôn viên sinh thái đa dạng.

Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng mang đến cho bạn một kỳ nghỉ đáng nhớ cùng cơ hội trải nghiệm môi trường sống trong lành cùng các tiện nghi hiện đại. Bạn được trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời và được cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiện ích 5 sao như: Đưa đón sân bay, quà tặng, phục vụ bữa ăn tại phòng 24/7.

ban-do-du-lich-da-nang

Villa tại Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng có kiến trúc đẹp và dịch vụ tiện nghi sẽ mang đến cho bạn một kỳ nghỉ đáng nhớ

4.1.2. Vinpearl Luxury Đà Nẵng

  • Địa chỉ: số 7 Trường Sa, Hải Hòa, Ngũ Hành Sơn

Vinpearl Luxury Đà Nẵng tọa lạc tại bãi biển Non Nước – một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn năm 2005.

Vinpearl Luxury Đà Nẵng mang đến không gian thanh bình, tinh tế giúp bạn tận hưởng một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Nơi đây có hệ thống 5 bể bơi tuyệt đẹp cùng nhiều tiện ích đẳng cấp khác.

ban-do-du-lich-da-nang

Bể bơi vô cực tại Vinpearl Luxury Đà Nẵng có diện tích rộng lên đến 1185m2

4.2. Khách sạn ở khu vực quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 34 Trần Hưng Đạo, phường An Hải Bắc, Sơn Trà

Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng – Tầm nhìn thu trọn vẻ đẹp của sông Hàn và cầu Rồng.

Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng tinh tế và hứng khởi chưa từng thấy trước đây. Phòng nghỉ được thiết kế sang trọng, đầy đủ tiện nghi hiện đại đạt chuẩn 5 sao và tầm view thơ mộng.

ban-do-du-lich-da-nang

Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng có view độc đáo ôm trọn sông Hàn

5. Bản đồ các địa điểm ăn uống – mua sắm tại Đà Nẵng

5.1. Bản đồ các địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng

Đà Nẵng nổi tiếng với vô số các đặc sản, món ăn thu hút người thập phương. Đến Đà Nẵng mà không thưởng thức đặc sản địa phương là một điều hối tiếc cực kì lớn. Dưới đây là một số địa điểm ẩm thực không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng:

  • Chợ Cồn: Chợ Cồn bán rất nhiều món ăn như bún nước, mì quảng, xôi, bánh bèo,… với mức giá vô cùng phải chăng.
  • Chợ đêm Helio: Là thiên đường ẩm thực về đêm của Đà Nẵng, chợ đêm helio nổi tiếng với nhiều món ăn vặt, trà sữa, kem, lẩu ly,… 
  • Phố Phan Tứ: Nổi tiếng với phố ăn đêm, đến đây du khách có thể thưởng thức các món ăn ngon bổ rẻ như nem lụi, bún thịt nướng, chảo, đặc biệt là ram bắp
  • Phố Huỳnh Thúc Kháng: Khu phố điểm tâm này là nơi hội tụ nhiều món ăn ngon như bún mắm, bánh xèo, cao lầu, bò né, cháo lòng,… 
  • Phố Phạm Hồng Thái: Đến đây, du khách khó cưỡng lại các đặc sản đường phố từ bún, phở, cơm đến sinh tố, sữa chua, chè,….
ban-do-du-lich-da-nang

Tuyến phố ẩm thực đêm Phạm Hồng Thái (Nguồn: Báo Đà Nẳng)

5.2. Bản đồ các khu mua sắm khi du lịch tại Đà Nẵng

Là trung tâm lớn của đất nước, khu du lịch Đà Nẵng là nơi tọa lạc rất nhiều trung tâm mua sắm lớn. Đây cũng là một trong những nơi nên ghé qua khi tham quan bản đồ địa điểm du lịch Đà Nẵng. Một số địa điểm nổi tiếng có thể kể đến như:

  • Chợ Hàn: Là một trong những địa điểm nhất định phải đến trong bản đồ khu du lịch thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn là thiên đường ăn uống, mua sắm cho du khách.
  • Chợ đêm Sơn Trà: Là khu chợ nhộn nhịp và sầm uất với đa dạng dịch vụ và gian hàng bán đồ lưu niệm
ban-do-du-lich-da-nang

Chợ Sơn Trà nơi bán nhiều món hàng lưu niệm xinh xắn và độc đáo (Nguồn: Sưu tầm)

  • Chợ Cồn: Thiên đường ăn vặt cho các tín đồ ẩm thực, bản đồ các địa điểm du lịch Đà Nẵng không thể không kể đến chợ Cồn.
  • Chợ Đống Đa: Nổi tiếng nhất với nhiều món hải sản đa dạng, ngon bổ rẻ khi đến Đà Nẵng. Nhớ bỏ túi địa điểm này trong bản đồ du lịch thành phố Đà Nẵng nhé!
  • Chợ đêm Helio: Vừa là thiên đường ăn uống vừa là điểm check in, vui chơi giải trí, mua sắm cùng nhiều quầy hàng độc đáo.
ban-do-du-lich-da-nang

Thỏa sức vui chơi, giải trí và thưởng thức ẩm thực tại chợ đêm Helio (Nguồn: Sưu tầm)

Để du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng trọn vẹn bên cạnh chuẩn bị bản đồ du lịch Đà Nẵng và lịch trình bạn cần chỗ nghỉ ngơi thật thoải mái, đầy đủ tiện nghi.

Cầu sông Hàn trong tôi

Ngày này tháng nọ tôi qua lại cầu sông Hàn không biết bao nhiêu mà kể, vậy mà cây cầu này không bao giờ cũ trong mắt tôi. Đêm đêm, tôi chạy xe máy dọc sông Hàn, khung cảnh quen lắm nhưng tôi không khỏi trầm trồ trước cái tráng lệ của ánh đèn neon rực rỡ luôn mang lại cho tôi cảm giác mới mẻ. Cảnh quan chung quanh làm hậu cảnh tôn vinh vẻ đẹp của cầu.

Cầu sông Hàn - Han River Bridge | Yeudulich

Cách đây không lâu, tôi và một người bạn đang định cư ở nước ngoài nói chuyện với nhau trên messenger, bạn hỏi: Cầu Sông Hàn có gì khác, gọi là đặc trưng so với những cây cầu còn lại ở Đà Nẵng? Thiệt tình tôi không trả lời được. Tôi chỉ biết đó là cầu quay và công trình này có sự đóng góp của người dân Đà Nẵng, còn thông tin hơn nữa thì tôi không rõ. Thế mới biết, có những cái quen thuộc như cơm ăn nước uống hằng ngày nên không để ý, nhưng có những chi tiết cần quan tâm thì ta lại… “bí”. Tôi hẹn với bạn sẽ tra cứu và trả lời sau.

Một ngày, tôi gặp một bạn cũ thời học phổ thông, nguyên đại biểu HĐND thành phố, từng tham gia đề án xây dựng cầu sông Hàn năm xưa. Câu trả lời của bạn làm tôi thỏa mãn: Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam lúc ấy. Hằng đêm, vào khoảng 0 giờ 30, phần giữa của cây cầu xoay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để thông đường cho tàu lớn đi qua; đến khoảng 3 giờ 30, cầu sẽ quay trở lại như cũ. Cây cầu không chỉ phục vụ cho mục đích giao thông quan trọng mà còn là một kiệt tác kiến trúc và nghệ thuật hiện đại. Đây là công trình lớn đầu tiên của Đà Nẵng được xây dựng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Câu trả lời ngắn nhưng cho thấy cả quá trình gập gềnh trong xây dựng cầu. Tổng mức đầu tư để xây dựng cầu Sông Hàn khoảng 95 tỷ đồng. Nhưng thời điểm đó vô cùng khó khăn, thành phố không đủ ngân sách cho việc xây dựng cầu. Vì vậy, chính quyền Đà Nẵng đã kêu gọi người dân chung tay góp sức để xây dựng cây cầu quay có một không hai này. Ngày đó, vận động đóng góp xây dựng cầu Sông Hàn có lẽ là cuộc vận động rộng lớn nhất được đông đảo người Đà Nẵng hưởng ứng nồng nhiệt.

Đà Nẵng: Tạm dừng quay cầu Sông Hàn để khắc phục sự cố bánh xe không di  chuyển được, có nguy cơ đứt cáp - Doanh nghiệp Việt Nam

Trong một chiều hè, khi hóng mát dưới chân cầu Sông Hàn, phía đường Lê Duẩn, bâng quơ tôi nhìn trên bảng vàng ghi công (thật ra là bảng bằng đồng) gắn ở chân cầu phía đường Lê Duẩn thấy khắc tên tượng trưng đồng bào Đà Nẵng, bà con đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng nhiều nơi, Việt kiều trên khắp thế giới, nhiều bạn bè quốc tế đóng góp, bỗng thấy lòng rưng rưng…

Tôi nhớ cuộc vận động đóng góp xây dựng cầu Sông Hàn xuống đến từng tổ dân phố nên tôi cũng góp phần trong đó. Những ngày giãn cách xã hội mùa Covid-19, lục soạn tủ sách, tôi vô tình thấy lại biên lai thu tiền xây dựng cầu qua sông Hàn ghi tên mình. Phiếu phát hành vào tháng 1-1999, tôi cầm nó trên tay mà nghĩ về một kỷ niệm đáng nhớ của mình gắn với thành phố. Không biết có ai còn giữ phiếu như tôi không?

Hơn 20 năm đi lại trên cầu thuận tiện, tôi đã quên những chuyến phà, chuyến đò ngang thơ mộng một thời gắn bó với tôi và cũng đầy bất trắc trong những đêm đông mưa bão. Hình như giờ đây, những chuyến phà ấy chỉ còn trong những câu chuyện kể như chuyện đời xưa của những người lớn tuổi.

Tôi vui theo cái vui của quận Sơn Trà, một vùng đất nay đã thay da đổi thịt bằng diện mạo hoàn toàn mới mẻ. Những công trình xây dựng ấn tượng, đẹp đẽ đã mọc lên nơi đây. Thay thế những khu nhà chồ nhếch nhác, tạm bợ dọc bờ sông năm xưa, nay là đường Trần Hưng Đạo thoáng đãng, diễm lệ.

Trong mắt tôi, có nhiều công trình có thể làm nên điểm nhấn của thành phố, nhưng cầu Sông Hàn vẫn là số một. Tôi từng tự hào kể với bạn phương xa từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay từ nước ngoài về những kỳ lễ hội pháo hoa quốc tế – cũng là “đặc sản” và trở thành “thương hiệu” của Đà Nẵng. Lúc ấy, cầu Sông Hàn nổi lên như là biểu tượng của Đà Nẵng với những sắc màu lung linh. Đoàn thuyền hoa xuôi ngược trên sông, dòng hoa đăng sóng sánh cùng sông nước đã chấm phá thêm nét duyên cho sông Hàn ngày hội.

Trên thế giới có những chiếc cầu đi vào lịch sử, vào văn học, vào điện ảnh như “Chiếc cầu trên sông Drina”, “Cầu sông Kwai” thì trong lòng tôi cũng có một cây cầu như thế, đó là cầu qua sông Hàn ở Đà Nẵng quê tôi – thành phố của “một bên núi, một bên sông, một bên biển rộng”.

NGUYỄN PHIN

Ngũ Hành Sơn – Cụm 5 ngọn núi quê hương

Ngũ Hành Sơn là một trong những địa điểm thăm quan thu hút du khách ở Đà Nẵng với nhiều hang động và cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy, đầy thú vị.

Nằm trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An, Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, Ngũ Hành Sơn. Núi Ngũ Hành Sơn có cảnh quan hùng vĩ với những ngọn đá rêu phong cổ kính cùng nhiều công trình kiến trúc văn hoá và lịch sử đặc sắc.Ngũ Hành Sơn

                                                                  Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Thời điểm lý tưởng thăm quan Ngũ Hành Sơn

Với thời tiết trong lành, mát mẻ và phong cảnh đẹp 4 mùa, Ngũ Hành Sơn là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn mà bạn có thể thăm quan bất kì lúc nào trong năm. Nếu đi du lịch vào mùa hè thì ngoài Ngũ Hành Sơn, bạn còn có thể kết hợp đi nghỉ mát tại những bãi biển trong khu vực.Hình ảnh Ngũ Hành Sơn

                                                                                 (Ảnh: Sưu tầm)

Cách di chuyển tới Ngũ Hành Sơn

Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến Ngũ Hành Sơn chỉ khoảng 7km nên bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy, xe bus hoặc taxi.

Xe máy: Bạn có thể đi theo 2 đường để tới Ngũ Hành Sơn: Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Non Nước hoặc Lê Văn Hiến – Non Nước. Thời gian di chuyển bằng xe máy khoảng 15 phút.

Xe bus: Bạn có thể chọn tuyến số 1 từ Đà Nẵng đi Hội An, xuất phát từ Bến xe Trung tâm thành phố Đà Nẵng và xuống tại điểm Ngũ Hành Sơn. Thời gian giờ giữa các chuyến xe là 20 phút.Taxi: Một số các hàng taxi ở Đà Nẵng là Taxi Sông Hàn, Mai Linh Taxi, Hương Lúa Taxi.

Cảnh đẹp núi Ngũ Hành Sơn

Thuỷ Sơn

Thuỷ Sơn còn có tên gọi là là núi Tam Thai bởi có 3 đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai. Trong 5 ngọn núi, Thuỷ Sơn là ngọn núi đẹp nhất và lớn nhất được nhiều du khách chọn để thăm quan và khám phá. Để lên được đỉnh núi, bạn có thể chọn leo lên hơn trăm bậc thang hoặc chọn đi thang máy với buồng kính trong suốt với giá vé hai chiều là 30,000 VNĐ.Con đường đi lên động Thuỷ Sơn nhìn từ trên cao

                                Con đường đi lên động Thuỷ Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh: Sưu tầm)Hoặc bạn có thể chọn đi lên đỉnh núi Thuỷ Sơn đi bằng thang máy

             Hoặc bạn có thể chọn đi lên đỉnh núi Thuỷ Sơn đi bằng thang máy (Ảnh: Sưu tầm)

Đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp từ trên cao mà bạn còn được thăm quan nhiều đền chùa và hang động đẹp.

Chùa Linh Ứng

Đã đến Ngũ Hành Sơn thì không thể bỏ qua ngôi chùa Linh Ứng trên ngọn Thuỷ Sơn. Được đặt ở vị trí trang trọng chính giữa chùa là tượng phật Thích Ca cao 10m với hai bên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Địa Tang. Nơi đây không chỉ thu hút nhiều du khách yêu thích du lịch tâm linh mà còn là nơi bạn có thể đắm mình vào chốn bình yên nơi cửa Phật và tránh xa nơi thị thành ồn ào náo nhiệt. Chùa Linh Ứng Non Nước - Ngũ Hành Sơn

                                   Chùa Linh Ứng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)Bảo Tháp Xá Lợi tại chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn

Bảo Tháp Xá Lợi tại chùa Linh Ứng là tháp Xá Lợi thờ nhiều tượng Phật bằng đá nhất Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai cũng là một ngôi chùa lớn được nhiều du khách chọn thăm quan. Chùa có 3 cổng và theo văn hoá đạo Phật thì cổng chính được dành cho các sư thầy đi, còn lại cổng bên phải là của nữ qua, bên trái là của nam qua. Qua thời gian và chiến tranh, chùa đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ lại được nhiều nét kiến trúc Phật giáo cổ.Hình ảnh chùa Tam Thai

                                                                Chùa Tam Thai (Ảnh: Sưu tầm)

Động Huyền Không

Động Huyền Không là sở hữu phong cảnh đẹp nhất trong các động ở Ngũ Hành Sơn. Động nằm lộ thiên và có cấu trúc vô cùng độc đáo ấn tượng với các vòm hình tròn thông ra bên ngoài nên luôn tràn ngập áng sáng. Không chỉ đến để thăm quan, khách đến đây thường hoà mình vào không gian linh thiêng để cảm thấy tịnh tâm, thư thái.Động Huyền Không - Ngũ Hành Sơn

                                                               Động Huyền Không (Ảnh: Sưu tầm)

Động Âm Phủ

Động Âm Phủ là một trong những hang động lớn trong cụm Ngũ Hành Sơn. Là hang động tự nhiên có nét âm u huyền bí và có nhiều ngóc ngách sâu xuống lòng đất tưởng như đang đi đến các cửa ngục xuống âm phủ. Chính vì vậy người dân nơi đây từ lâu đã tái hiện lại nhiều hình phạt dưới âm phủ trong hang động với mục đích chuyển đổi tâm tính và hướng con người đến cuộc sống thiện hơn
Ngoài ra, bạn sẽ có thể thăm quan quần thể các hang động kỳ bí khác ở Ngũ Hành Sơn: động Linh Nha, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt,…

Cổng vào Động Âm Phủ - Ngũ Hành Sơn

                                                          Cổng vào Động Âm Phủ (Ảnh: Sưu tầm)

Kim Sơn

Ngọn Kim Sơn có hình dáng giống một quả chuông úp sấp và bên bờ sông Cổ Cò. Vậy nên nếu có dịp đi thuyền trên sông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bóng núi đố xuống mặt nước yên ả phẳng lặng. Tựa lưng vào ngọn Kim Sơn là ngôi chùa Quan Thế Âm cổ kính và động Quan Âm vô cùng huyền bí.

Mộc Sơn

Nằm song song với núi Thuỷ Sơn là núi Mộc Sơn. Mặc dù mang tên “mộc” nhưng nơi đây lại thưa cây. Trên ngọn núi Mộc Sơn không có chùa mà chỉ có một khối đá cẩm thạch trắng thường được người địa phương gọi là Bà Bà Quan Âm hay Cô Mụ.

Hoả Sơn

Nằm đối diện với núi Thuỷ Sơn là núi Hỏa Sơn gồm 2 ngọn núi kép và một đường đá nối liền. Trong ngọn Dương Hoả Sơn có các hang và ngôi chùa Phổ Sơn Đà, còn ngọn Âm Hoả Sơn lại lại sở hữu chóp núi cao và các sườn núi đá nằm nghiêng với cây cối xen kẽ, trông vô cùng hùng vĩ, nguyên sơ.Các ngọn: Mộc Sơn - Hỏa Âm Sơn - Hỏa Dương Sơn - Kim Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn

Các ngọn: Mộc Sơn – Hỏa Âm Sơn – Hỏa Dương Sơn – Kim Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Thổ Sơn

Ngọn Thổ Sơn còn được gọi bằng một cái tên dân dã là “núi Đá Chồng”. Thố Sơn là ngọn núi đất và thấp, nhưng lại trải dài nhất trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Trong Thổ Sơn có một hang ăn sâu vào trong núi mang tên hang Bồ Đề (hay còn được gọi là hang Cóc) với ngách hẹp, và là nơi trú ẩn cho bà con địa phương trong các cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước là một điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đi thăm quan Ngũ Hành Sơn. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm điêu khắc bằng đá được làm dưới bàn tay vô cùng tài hoa của nghệ nhân làng Non Nước. Bạn sẽ cảm nhận được phần nào tình yêu nghề của những nghệ nhân nơi đây khi được chứng kiến quá trình “biến hoá” từ những hòn đá vô hồn, qua từng mũi khoan, nét đục công phu tỉ mỉ để thành được một thành phẩm chỉn chu mang giá nghệ thuật cao.Làng đá Mỹ Nghệ non nước

                                                                                 (Ảnh: Sưu tầm)

Đến đây, bạn có thể mua vài bức tượng nhỏ xinh để làm quà cho người thân và bạn bè. Nhớ mặc cả để mua được với giá rẻ hơn nữa nhé!.

Bãi biển Non Nước

Với vị trí ngay gần Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên và trong lành. Với bãi cát trắng mịn trải dài bên bờ biển xanh trong và những rặng phi lao xanh rì rào trong gió, bạn được hoà mình trong làn nước trong vắt, mát lạnh, xua tan đi mọi ưu phiền của cuộc sống hàng ngày. Cách Ngũ Hành Sơn không xa, bạn có thể kết hợp nghỉ dưỡng tại biển Non Nước với chuyến đi thăm quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đầy kỳ thú!.

Bãi biển Non Nước - Ngũ Hành Sơn

                                      Nguồn bài viết: Internet

Đôi nét về Làng Vân – Đà Thành

Làng Vân là một ngôi làng nhỏ ở chân đèo Hải Vân, nằm trong vùng vịnh Nam Chơn và khép nép bên mũi Isabelle. Làng Vân là một ngôi làng nhỏ nằm tách biệt với cuộc sống đời thường, từng là nơi sinh sống của những bệnh nhân phong thập niên 80. Sau này cư dân làng Vân đã được di dời vào trong thành phố, vì vậy mà nơi đây trở thành điểm đến tuyệt vời cho dân phượt.

Làng Vân, Đà Nẵng
Cảnh yên bình ở Làng Vân

Làng Vân vốn bị cô lập với bên ngoài nên không có đường lớn để đến đây, chỉ có 3 con đường của dân phượt đó là đi thuyền từ vịnh, đi đèo Hải Vân rồi đi theo triền núi xuống và đi qua hầm tàu.

Đường xuống làng Vân

Đường tới Làng Vân?

Có thể bạn quan tâm:

Đường từ đèo Hải Vân cần đi lên đèo, chạy khoảng 2-3km nhìn bên tay phải thấy cái nhà dân thì vào hỏi và gửi xe, tiền gửi xe trong ngày tầm 10k/xe, qua đêm tầm 30k/xe. Ở đây rất ít người, đây là ngôi nhà duy nhất bên đường nên có thể yên tâm là ko sợ nhầm lẫn. Xong hỏi họ đường xuống làng, đi men theo đường mòn xuống đường ray rồi thì rẽ trái khoảng 500m sẽ thấy 1 dãy bậc thang dẫn xuống dưới biển. Xuống biển thì nhìn sang bên trái là thấy cái cổng làng phía xa, tiếp tục đi là tới. Đường này tương đối trơn nên khi đi qua đường này cần phải rất cẩn thận.

Hầm tàu, làng Vân, Đà Nẵng

Đường qua hầm tàu khá xa, để đi đường này cần gửi xe ở chân đèo và đi thẳng vào hầm tàu hỏa. Đây có thể xem là thử thách mạo hiểm khá thú vị đối với dân phượt vì phải đi bộ qua hầm tàu tối dài gần 1km với lối đi có chiều rộng chỉ khoảng 50cm. Trong hầm có những hốc nhỏ để núp tránh tàu tuy nhiên trong khoảng 100m đầu và cuối của hầm không có tàu nên đường này tương đối nguy hiểm. Nếu tàu vào hầm cần phải núp ngay vào hốc tránh tàu này, cảm giác sẽ rất tuyệt. Qua khỏi hầm tàu lửa đi thêm tầm 4km sẽ đến được làng Vân.

Đi thuyền đến làng Vân

Đi thuyền ra làng Vân dể đi tuy nhiên tương đối tốn kém, từ Đà Nẵng, đi dọc đường Nguyễn Tất Thành đến cuối đường gần ghền Nam Ô thì hỏi nhà dân bên đường để thuê thuyền ra Làng Vân, mỗi chuyến đi tầm được 10 người với chi phí vào khoảng hơn 2.000.000.
Khi vừa đến làng Vân việc đầu tiên cần làm là đến đồn biên phòng để khai báo tên tuổi và địa chỉ, số lượng người đi người ở lại. Nếu muốn qua đêm đốt lửa, cắm trại thì cũng hỏi xin trước. 

Bãi đá làng Vân

Vào những ngày cuối tuần có rất nhiều đoàn khách đến làng Vân để tổ chức cắm trại và vui chơi. Không gian làng Vân thật sự yên bình mà khó nơi nào có được, không bụi đường, khói xe, không khí trong lành và mát mẻ, cảnh sắc đẹp nhẹ nhàng giữa núi và biển. Nếu một lần được bước đi trên bãi biển làng Vân sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhõm, bỏ mặc mọi ưu phiền và thành phố xô bồ đang tấp nập ngoài kia. Quả thật làng Vân đúng là nơi tuyệt vời cho những ai muốn tìm cho mình một chốn bình yên, thư thái. 

Ghềnh Bàng – Địa điểm phượt đẹp ở Đà Nẵng

Ghềnh Bàng chắc hẳn là địa điểm phượt Đà Nẵng sẽ khiến bạn rất bất ngờ từ cái nhìn đâu tiên. Bạn yêu thiên nhiên, muốn tìm một chốn yên tĩnh nhưng không quá ủy mị và nhàm chán thì đây là sự lựa chọn dành cho bạn. Nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ và tự nhiên nhất. Ở đây, những bãi đá xếp chồng và nhấp nhô lên nhau. Một số khu vực có những tảng đá được “tạo hóa” sắp xếp thành khối vô cùng lạ mắt.

dia-diem-phuot-da-nang-01

Ghềnh Bàng – Địa điểm phượt đầy hoang dã và thô sơ

dia-diem-phuot-da-nang-02

Biển khơi rộng lớn như bao trọn tâm hồn của khách du lịch

Địa điểm phượt hoang sơ và tự nhiên này quả là một nơi lý tưởng để cùng nhau tụ tập nhóm bạn. Một chuyến cắm trại qua đêm tại đây thì lại “hết sẩy con bọ chét” phết đấy. Ngoài phong cảnh quá đỗi chiều lòng người, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động vui chơi. Được thỏa mình vùng vẫy giữa biển khơi thì còn gì thích bằng. Nếu được hãy lặn xuống biển sâu để khám phá một “thủy cung” đầy màu sắc dưới đó nhé. Những rạn san hô đầy màu sắc, những trận địa ngầm với chi chít hàu, hà đang chờ bạn đến khám phá.

dia-diem-phuot-da-nang-03

Cùng tụ tập bạn bè cắm trại qua đêm ở Ghềnh Bàng thì thích thú gì bằng

dia-diem-phuot-da-nang-04

Một buổi chiều hoàng hôn đẹp đến nao lòng trên Ghềnh Bàng

Với những bạn trẻ nào yêu câu cá cũng có thể thỏa niềm đam mê của mình. Không gian yên bình, ngồi trên mỏm đá lặng lẽ câu cá, vừa ngắm nhìn biển khơi. Ôi cuộc sống còn gì nhẹ nhàng hơn thế!

Nguồn: Sưu tầm

OM Tea & Coffee – Có 1 chốn bình yên giữa núi rừng

Bạn chán ngán với sự đông đúc của phố thị, mệt mỏi với những âm thanh ồn ào khắp mọi ngõ ngách? Hãy xách xe lên, mang một tâm hồn đẹp và đến với OM Tea để tìm thấy sự an yên giữa thiên nhiên.

OM Tea toạ lạc khá xa trung tâm thành phố. Nhờ vậy mà không gian nơi đây vô cùng yên bình. Từ trung tâm thành phố, chạy xe về hướng bán đảo Sơn Trà, OM Tea nằm dưới chân núi, trong khu phố thanh bình được bao quanh bởi rừng cây xanh mát.

Phong cách trang trí của quán trông giản dị nhưng đậm cá tính với những khối gỗ, cành cây thô sơ, tạo cảm giác như đang lạc về một vùng quê yên bình.

Ngồi nhâm nhi tách trà trên những bộ bàn ghế đặt ở giữa bãi cỏ xanh mát sẽ khiến bạn quên đi mọi mệt mỏi, lo lắng và muộn phiền.

Xung quanh quán được thiết kế thêm những góc nhỏ dễ thương để những tín đồ sống ảo tha hồ tạo dáng chụp hình mà không lo đụng hàng.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được địa điểm “đi trốn” cuối tuần thì hãy ghé ngay đến OM Tea. Sự mộc mạc, giản dị và thanh bình nơi đây sẽ đốn gục trái tim và tâm hồn bạn.

Địa chỉ: 116 Thích Thiện Chiếu, Sơn Trà.

Độc đáo Hòn Chảo Đà Nẵng

Hòn Chảo Đà Nẵng là địa danh mà rất ít người biết đến ở thành phố xinh đẹp này, càng đặc biệt hơn khi đó là một ốc đảo hình chảo úp ngược cực kỳ độc đáo.

Ảnh: Sưu Tầm

Đảo Ngọc Hòn Chảo nằm giữa vùng biển Đà Nẵng và Huế thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – một vùng trọng yếu tiền tiêu về an ninh quốc phòng của vùng biển miền Trung. Cách mũi Cửa Khẻm 500m, hòn đảo được hình thành từ phần kéo dài ra biển của dãy núi Hải Vân, đâm ngang ra biển và chia dải Trường Sơn thành 2 phần Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.  Nhìn từ xa, đảo giống hình một chiếc chảo úp ngược nên người ta gọi đây là Hòn Chảo.

Hòn Chảo cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Ảnh : Vnexpress
Hòn Chảo cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Ảnh : Vnexpress

Để đến được Hòn Chảo, bạn có thể đi trong 2 cách. Cách đầu tiên, bạn có thể thuê tàu du lịch tại cảng sông Hà. Đảo Hòn Chảo cách trung tâm thành phố  khoảng 12km vì vậy bạn nên khởi hành sớm. Tàu cao tốc sẽ đi qua vịnh Đà Nẵng và nếu di chuyển theo cách này bạn có thể nhìn ngắm cảnh thành phố và cảng Tiên Sa từ hường biển.

Hòn đảo còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh : Vnexpress
Hòn đảo còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh : Vnexpress 

Bên cạnh đó, bạn có thể đi tới Hòn Chảo Đà Nẵng bằng ca nô mất khoảng 10 đến 15 phút. Tại bãi biển Xuân Thiều bạn có thể thuê ca nô để di chuyển ra đó. Còn nếu du khách đang ở Huế thì có thể nhanh chóng di chuyển bằng thuyền, ca nô để đi được đến Hòn Chảo.

Du khách có thể tắm biển và chơi thuyền sup ở nơi tàu dừng nghỉ. Ảnh : Vnexpress
Du khách có thể tắm biển và chơi thuyền sup ở nơi tàu dừng nghỉ. Ảnh : Vnexpress

Hòn Chảo không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng mà nơi đây còn nằm trong top những hòn đảo đẹp nhất của Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng và biển cả. Hòn Chảo Đà Nẵng chỉ rộng khoảng 1,6km², đỉnh cao 200m nhưng lại đa dạng về địa hình. Đó là những bãi đá san sát chồng lên nhau vô cùng độc đáo, những ghềnh đá đen nhô ra biển, những bãi biển tuyệt đẹp, những đồi nhỏ thoai thoải dốc. Đảo này còn được gọi với những cái tên thân quen như hòn Sơn Trà, Cù Lao Hàn, hòn Sơn Chà. Nhìn từ xa hòn đảo có hình dáng như một chiếc chảo úp ngược xuống mặt biển nên người dân hay gọi là Hòn Chảo.

Những con chim hải âu trên Hòn Chảo. Ảnh : Vnexpress
Những con chim hải âu trên Hòn Chảo. Ảnh : Vnexpress

Ở Hòn Chảo ngoài cảnh vật hoang sơ của núi rừng biển cả, du khách còn được chiêm ngưỡng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Nơi đây là nhà của các loài ốc nón, vú nàng, ốc trinh nữ, các loại cá, khởi, bào ngư… Ngoài ra vào những ngày biển động du khách khám phá Hòn Chảo còn được chứng kiến cảnh tượng thú vị, từng đàn diều hâu từ những hốc đá trên bay ra đầy mặt biển. Hòn đảo xanh này cũng là nơi duy nhất trên biển bảo tồn loài sơn dương quý hiếm. Vùng biển quanh đảo cũng thuận lợi cho các loài cá, tôm phát triển và cũng là nơi cho tàu thuyền neo đậu an toàn.

Đừng bỏ lỡ trải nghiệm lặn biển để ngắm nhìn đại dương xinh đẹp. Ảnh: danang.dulichvietnam
Đừng bỏ lỡ trải nghiệm lặn biển để ngắm nhìn đại dương xinh đẹp. Ảnh: danang.dulichvietnam 

Nếu bạn đã mệt mỏi với cuộc sống đô thị ồn ào thì hãy tìm đến Hòn Chảo Đà Nẵng để hít thở và tận hưởng không khí trong lành vào những ngày đẹp trời. Ngoài ra còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi thú vị và thưởng thức các món hải sản tươi ngon ở đây. Những cảnh cây điệp nở hoa vàng cả một góc biển kết hợp với màu nước biển xanh ngắt, và những cánh buồm thuyền đánh cá tất cả đã làm nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa vừa lãng mạn vừa hùng vĩ.

Những rặng san hô nhiều màu sắc.Ảnh : Vnexpress
Những rặng san hô nhiều màu sắc.Ảnh : Vnexpress 

Vào những ngày thời tiết đẹp, du khách có thể nghỉ dưỡng tại Hòn Chảo và trải nghiệm các hoạt động vui chơi thú vị ở đây. Chơi thuyền sup và tắm biển trong làn nước xanh trong cũng là một trải nghiệm đáng nhớ. Ngoài ra còn có hoạt động lặn biển ngắm san hô, câu cá và các trò chơi thể thao dưới nước.

Dưới làn nước trong xanh, du khách có thể lặn ngắm những rạn san ở Hòn Chảo với đủ màu sắc ở độ sâu 2 – 7m hay các loài rong biển và loài cá.  Với hệ sinh thái đa dạng, Hòn Chảo là nhà của hơn 140 loài san hô, 135 loài rong biển và khoảng 160 loài cá. Vì địa hình không quá sâu nên du khách khi ngắm san hô ở Hòn Chảo có thể dễ dàng  khám phá vẻ đẹp dưới đáy đại dương.

Có thể thấy rõ những đàn cá đang bơi lội. Ảnh : Vnexpress
Có thể thấy rõ những đàn cá đang bơi lội. Ảnh : Vnexpress 

Hòn Chảo Đà Nẵng là thiên đường của các loài ốc vì vậy nếu đã đến đây du lịch thì đừng bỏ qua cơ hội ăn thử các loại đặc sản của vùng đất này như ốc vú nàng, hàu, bào ngư, cua, cầu gai. Hoặc, thưởng thức cá do chính mình câu được trong chuyến tham quan cũng là một trải nghiệm thú vị.

Thưởng thức hải sản tươi ngon. Ảnh: halotravel
Thưởng thức hải sản tươi ngon. Ảnh: halotravel

Du lịch đảo Hòn Chảo với bao điều mới mẻ còn chờ bạn khám phá, hãy trải qua một chuyến đi thật đáng nhớ trên hòn đảo hoang sơ này đi nào. Nơi này chắc chắn sẽ cho bạn những kỷ niệm chưa từng có và những phút giây thư giãn tuyệt đối cùng bạn bè và gia đình.

Bài viết và hình ảnh của: https://travelmag.vn